Gia Công Sau in

Gia Công Sau in
Ngày đăng: 30/07/2022 02:28 PM

Các loại máy gia công sau in gồm: Máy cắt, máy bế, máy dán bao bì tự động, máy ép nhũ, máy cán màng, máy gấp, máy khâu sách, máy keo bìa, máy in số nhảy... phục vụ được tất cả những yêu cầu gia công từ đơn giản đến phức tạp.

Cắt Giấy Sau In

Để đảm bảo chính xác kích thước bản in là công đoạn quan trọng cần lưu ý trong in ấn. Người vận hành phải đảm bảo sản phẩm được in đúng kích thước yêu cầu và tách rời nhiều sản phẩm trên cùng một tờ in. Chính vì vậy, khi thiết kế sản phẩm phải chừa phần cắt xén khoảng từ 3-5mm. Như vậy thành phẩm sau in sẽ không bị cắt xén vào. Công đoạn này sẽ sử dụng máy cắt xén giấy để vận hành và hoàn thiện sản phẩm.

Cán màng, cán gân thành phẩm sau in

Cán màng, cán gân là công đoạn không thể thiếu khi gia công sau in. Cán màng lên bề mặt tờ in 1 hoặc 2 mặt sẽ giúp sản phẩm giữ màu tốt hơn, độ bền cho chữ in, chống ẩm và bề mặt sau in không thấm nước. 

Công đoạn cán gân sẽ tạo hiệu ứng đặc biệt cho các sản phẩm sau in. Cán gân chủ yếu sử dụng trong in bìa sách, thiệt mừng hoặc name card.

 

Ép nhũ, ép kim

Đây là hình thức trang trí trên bề mặt sản phẩm in bằng nhũ vàng, bạc hoặc kim. Công đoạn này, thợ gia công sẽ sử dụng phương pháp dán ép lên tờ in những hình ảnh, chữ nghệ thuật bằng nhũ màu theo yêu cầu của khách hàng. 

Cấn gân, bế răng cưa

Sau khi in ra thành phẩm, thợ gia công sẽ sử dụng máy cấn gân để tạo đường gân trên bề mặt sản phẩm in. Trong ngành in, thường kết hợp công đoạn cán màng rồi đến cấn gân để tạo đường gấp cho sản phẩm. Đồng thời, bế răng cưa cũng được sử dụng nhiều trong gia công các loại hoá đơn, vé, voucher…

Đóng ghim cố định bản in

Đây là hình thức gia công sau in thường xuyên sử dụng trong in ấn. Sau khi có thành phẩm, sẽ đóng 2 hoặc 3 ghim để cố định bản in. Công đoạn này thường sử dụng trong in ấn sách, báo,…

Đục lỗ, tráng phủ bề mặt in

Đục lỗ và tráng phủ là 2 công đoạn yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận cao. Sản phẩm sau in sẽ được đục lỗ như các tài liệu trong bìa còng, túi giấy, thẻ treo… 

Tráng phủ để tạo độ bóng và bảo vệ sản phẩm khỏi tác động bên ngoài, tránh bị trầy xước trong quá trình vận chuyển. Một số loại tráng phủ như: phủ lắc, phủ UV, ….

Hình thức ép chìm nổi trong in ấn

Ép chìm- nổi là phương pháp tạo hình ảnh chìm hoặc nổi cho bề mặt sản phẩm sau in thông qua khuôn ép. Đây là hình thức gia công sau in thường được sử dụng trong hầu hết các loại sản phẩm in ấn. 

Gấp dán sau in

Khi in sách báo, catalogue, tập gấp, hộp thường dùng đến công đoạn này. Với các loại giấy in dày sẽ phải qua công đoạn cấn gân để tạo vạch trước khi gấp thủ công. Sau đó thành phẩm được dán theo từng loại riêng để phân biệt. Nếu số lượng thành phẩm sau in lớn sẽ phải sử dụng máy gấp dán để hoàn thiện công đoạn này, nếu không sẽ mất rất nhiều thời gian và không kịp tiến độ. 

  • Hotline: (028) 3973.7628
  • Email: hungtruongphu@gmail.com - sales.hungtruongphu@gmail.com
  • Website: inanhungtruongphu.com
  • Địa chỉ: 198/28 Thoại Ngọc Hầu, P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM
  • Skype: hungtruongphu
0
Chỉ đường
Zalo
Hotline